Chân Tử Đan vào vai người thợ làm giấy Lưu Kim Hỉ, chuyển đến một ngôi làng bình dị, mến khách ở Vân Nam được 10 năm sau khi lấy người phụ nữ có con riêng A Ngọc (Thang Duy). Cuộc sống yên lành của gia đình bốn người bị xáo trộn khi anh tình cờ giết hai tên trộm đe dọa xưởng giấy của mình. Sự việc bị thám tử trong vùng Từ Bách Cửu (Takeshi Kaneshiro) đánh hơi thấy. Từ Bách Cửu tin rằng danh tính thực sự của Lưu Kim Hỉ là Đường Long, thành viên chạy trốn của 72 Ác nhân, một bè phái suy yếu người Khương (tộc người thống trị vương quốc Tây Hạ trước kia), lấy hiếp dâm, cướp bóc, tàn sát làm lối sống.
Võ hiệp
25/06/2011
Một thám tử tình cờ gặp một thợ làm giấy, người có thể mà cũng có thể
không phải là tên phản đồ giết người hàng loạt trong tác phẩm mới nhất
của đạo diễn Trần Khả Tân, phát hành tại Mỹ với tựa đề Dragon.
Tràn ngập ánh sáng và màu sắc, các pha võ thuật dồn dập, vừa nhanh vừa
tàn bạo (có thể cho là màn vũ đạo tuyệt vời nhất của Chân Tử Đan trong
một thời gian dài), Võ hiệp được dàn dựng mạch lạc và chỉ đạo
có phong cách của đạo diễn Trần Khả Tân, không hổ thẹn khi đưa ra tác
phẩm giải trí đại chúng thú vị. Võ hiệp gây chú ý trước buổi công chiếu khi được The Weinstein Company mua, công ty này sẽ phát hành bộ phim với tựa đề tại Mỹ là Dragon. Gần như sinh động tựa Ngọa hổ tàng long, bộ phim có cơ hội tăng số người xem ở nước ngoài vượt ra ngoài khu vực khán giả của thể loại châu Á.
Lấy bối cảnh năm 1917, đỉnh điểm của sự chuyển tiếp từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa ở Trung Quốc, Võ hiệp
miêu tả cuộc đấu tranh nội tâm của một thám tử và một thợ làm giấy có
thể là tên phản đồ giết người hàng loạt. Bộc lộ như bí mật đen tối mà ở
đó Columbo chạm trán với CSI. Tác phẩm biểu trưng cho
khát vọng của đạo diễn Trần về nối liền khoảng cách giữa thị hiếu Trung
Quốc và quốc tế bằng cách đưa đến cách thể hiện mới cho thể loại phim,
trong khi tỏ lòng kính trọng thời kỳ hoàng kim của phim võ thuật Hồng
Kông qua sự hiện diện đặc biệt của ngôi sao hành động huyền thoại Vương
Vũ và Huệ Anh Hồng.
Chân Tử Đan vào vai người thợ làm giấy Lưu
Kim Hỉ, chuyển đến một ngôi làng bình dị, mến khách ở Vân Nam được 10
năm sau khi lấy người phụ nữ có con riêng A Ngọc (Thang Duy). Cuộc sống
yên lành của gia đình bốn người bị xáo trộn khi anh tình cờ giết hai tên
trộm đe dọa xưởng giấy của mình. Sự việc bị thám tử trong vùng Từ Bách
Cửu (Takeshi Kaneshiro) đánh hơi thấy. Từ Bách Cửu tin rằng danh tính
thực sự của Lưu Kim Hỉ là Đường Long, thành viên chạy trốn của 72 Ác
nhân, một bè phái suy yếu người Khương (tộc người thống trị vương quốc
Tây Hạ trước kia), lấy hiếp dâm, cướp bóc, tàn sát làm lối sống.

Áp phích phim Võ hiệp
Nỗ lực bóc tách các lớp thần bí xung quanh võ thuật phương Đông qua cách
điều tra tương đối khoa học hay theo kiểu dĩ độc trị độc của Từ Bách
Cửu, áp dụng pháp y, vật lý, châm cứu và khí công, vốn thêm vào một khía
cạnh đam mê học thuật dễ mến cho nhân vật, là điều làm nên tác phẩm
tiểu thuyết có tính giải thích toàn diện trong thể loại này. Tuy nhiên,
các màn sơ đồ giải phẫu người do vi tính tạo ra được sử dụng quá thường
xuyên tới mức xen vào luồng hành động.
Với lòng kính trọng những
bộ phim võ thuật cơ bắp, mạnh mẽ một cách mộc mạc trong đó tác phẩm kinh
điển của Trương Triệt, loạt phim Độc thủ đại hiệp (do Vương Vũ
đóng vai chính), là mẫu mực, Chân Tử Đan tạo ra các trận đánh giáp lá
cà với phong cách sinh động, cơ bắp, tàn khốc nhằm kết liễu đối thủ với
một đòn đánh. Kết cấu tam hồi, mỗi hồi phô bày một trận đánh cao trào
theo nhiều kiểu khác hẳn nhau. Trận đánh của Lưu Kim Hỉ với nữ nhân
người Khương (Huệ Anh Hồng) mang tính sáng tạo cao nhất, vì diễn ra ở
chuồng bò nơi họ phải di chuyển nhanh nhẹn quanh hàng rào, còn có đàn
trâu chạy toán loạn nguy hiểm xung quanh.
Sau khi phải đóng một
chuỗi phim hoành tráng song không vừa ý gần đây, Chân Tử Đan và Thang
Duy đều trở lại với lối diễn xuất, bộc lộ cảm xúc sôi nổi một cách trầm
lắng. Kịch bản tinh tế, nhẹ nhàng của Lâm Ái Hoa không chỉ miêu tả xúc
động mối liên hệ thuần khiết mà vững chắc trong một gia đình bình dị,
ngoài ra còn nắm bắt sự bất an của Lưu Kim Hỉ và A Ngọc, mỗi người vật
lộn với quá khứ tổn thương và lo sợ rằng hạnh phúc ngắn ngủi. Tuy nhiên,
nhân vật thú vị nhất hóa ra là Từ Bách Cửu, đối với anh cuộc điều tra
trở thành cuộc tìm kiếm đạo đức và tri thức cá nhân, trong đó anh suy
xét về sự công bằng của pháp luật với bản chất day dứt về mối ân hận và
lòng trắc ẩn của con người. Viên thám tử cũng phải xua đuổi những bóng
ma trong quá khức, từ đó làm sâu sắc thêm chủ đề chuộc tội, áp dụng cho
cả Từ Bách Cửu lẫn Lưu Kim Hỉ.
Kiểu quay phim khổ rộng mãn nhãn
của Jake Pollock thêm vào chút màu sắc cổ tích cho những ngọn đồi ẩm
ướt, thoai thoải mướt mát, đồng cỏ và những khóm tre ở vùng thôn quê Vân
Nam, nơi chung sống của nhiều tộc người. Trong khi bản nhạc rock nặng
của Kim Bồi Đạt và Trần Quang Vinh (bộ đôi soạn nhạc cho Bodyguards and Assassins
do Trần Khả Tân sản xuất) nhiều lần có xu hướng mãnh liệt liên miên, âm
thanh được sử dụng điêu luyện nhằm gây ấn tượng đe dọa, nhất là khi thủ
lĩnh của 13 Ác nhân (Vương Vũ) hiện diện.
Hãng sản xuất: The Weinstein Company, UGC, WE Distribution (giới thiệu)
Diễn viên: Chân Tử Đan, Takeshi Kaneshiro, Thang Duy, Vương Vũ, Huệ Anh Hồng
Đạo diễn – nhà sản xuất: Trần Khả Tân
Nhà sản xuất: Hứa Nguyệt Trân
Tác giả kịch bản: Lâm Ái Hoa
Chỉ đạo quay phim: Jake Pollock, Lê Diệu Huy
Thiết kế sản xuất: Hề Trọng Văn
Âm nhạc: Kim Bồi Đạt, Trần Quang Vinh
Thiết kế trang phục: Ngô Lý Lộ
Phim không xếp loại, thời lượng 110 phút.
-------------------------------------------
Võ Hiệp (2011)
 Võ Hiệp
bắt đầu với khung cảnh thanh bình tuyệt đẹp của thôn Lưu Gia xứ Vân Nam
xa xôi, tại đó Lưu Kim Hỉ (Chân Tử Đan), một anh thợ làm giấy chất
phác, sống bình dị, hạnh phúc bên người vợ A Ngọc (Thang Duy) và hai đứa
con trai ngoan ngoãn, kháu khỉnh. Nhưng mặt nước phẳng lặng Vân Nam
nhanh chóng bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của hai gã thổ phỉ táo tợn định
lợi dụng sự hiền lành của người dân miền biên cương để cướp bóc. Cực
chẳng đã, Lưu Kim Hỉ phải lao vào vật lộn với bọn cướp theo đúng cái
kiểu chất phác nông dân của anh, và nhờ may mắn "trên trời rơi xuống",
cả hai tên thổ phỉ, bằng cách này hay cách khác, đã lăn ra chết trong
cuộc vật lộn. Và còn ngạc nhiên hơn khi người ta phát hiện ra rằng một
trong hai tên thổ phỉ bị Lưu Kim Hỉ "nhỡ tay" đánh chết là Diêm Đông
Sinh, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất nước, gã này
nổi tiếng vì công phu cao cường và ngón đòn hết sức tàn độc.
Sự "tình cờ" của Lưu Kim Hỉ không qua được mắt của Từ Bách Cửu (Takeshi Kaneshiro), thám tử (bộ khoái)
của chính phủ và là một chuyên gia pháp y giàu kinh nghiệm với con mắt
tinh tường và trí tưởng tượng ngoại hạng. Bằng óc quan sát và trí tưởng
tượng của mình, Từ Bách Cửu đã đưa ra một bức tranh khác hoàn toàn về
cuộc vật lộn giữa Lưu Kim Hỉ và hai tên thổ phỉ, trong đó chính Lưu Kim
Hỉ đã chủ động, bằng công phu tuyệt đỉnh, đưa hai tên cướp đến chỗ chết.
Không dừng lại ở đó, Từ Bách Cửu còn cho rằng Lưu Kim Hỉ ... không phải
là Lưu Kim Hỉ, anh chàng nông dân chất phác chỉ là cái lốt bên ngoài
của tên tội phạm khét tiếng có tên Đường Long, nhân vật số hai của Thất
Thập Nhị Địa Sát, một hội kín từ lâu đã là nỗi khiếp sợ của dân lành.
Tất
nhiên Lưu Kim Hỉ phủ nhận những suy đoán của Từ Bách Cửu, anh một mực
khẳng định mình chỉ là một nông dân Vân Nam không biết võ, và rằng việc
hai tên cướp kia lăn ra chết hoàn toàn là do anh gặp may chứ chẳng phải
vì ngón đòn đặc biệt nào cả. Nhưng một khi đã dính tới cái tên Đường
Long, cuộc sống của gia đình Lưu Kim Hỉ không bao giờ còn có thể như
trước, đặc biệt là khi Bang chủ Thất Thập Nhị Địa Sát (Vương Vũ) và vợ
ông ta Thập Tam Nương (Huệ Anh Hồng) đã đánh hơi thấy chuyện này. Giờ
đây số phận của A Ngọc, của hai cậu con trai, và của cả thôn Lưu Gia, đã
được đặt hết vào tay của Lưu Kim Hỉ, liệu anh có phải là một cao thủ
thực sự, một Võ Hiệp thực sự để có thể cứu được tính mạng của những người thân yêu khỏi sự tàn độc của bang Thất Thập Nhị Địa Sát?
Có thể nói Võ Hiệp là bộ phim võ hiệp (wuxia) "thực sự" đầu tiên của Trần Khả Tân, vì bộ phim trước đó của ông - Đầu Danh Trạng,
dù có sự tham gia của siêu sao (một thời) phim võ hiệp Lý Liên Kiệt,
vẫn nghiêng về hướng phim chiến tranh sử thi nhiều hơn. Ngay ở tác phẩm
"đầu tay" này, Trần Khả Tân đã chứng minh được khả năng sáng tạo tuyệt
vời của ông trong việc kết hợp một cốt truyện võ hiệp "kinh điển" với
những góc quay đẹp và tông màu ấm rất "Trần Khả Tân", và tất nhiên cả
những chi tiết về khoa học pháp y cực kì hiện đại. Về mặt cốt truyện và
tạo dựng nhân vật, Võ Hiệp không có sáng tạo nào đáng chú ý so với những
mô-típ "kinh điển" của phim võ hiệp Hồng Kông, người xem-nếu đã hâm mộ
võ hiệp Hồng Kông, chắc chắn sẽ nhận ra nhiều nét tương tự với những bộ
phim "vang bóng một thời" như Độc tí đao (Độc thủ đại hiệp) hay Đao của Từ Khắc (mô-típ của Võ Hiệp còn có thể thấy ở Hollywood, đặc biệt là qua A History of Violence
của David Cronenberg). Nhưng tương tự với cách Đỗ Kỳ Phong làm cho dòng
phim hành động Hồng Kông, Trần Khả Tân đã trau chuốt và cách điệu hóa (stylise) cái cốt truyện truyền thống đó bằng những cảnh quay tuyệt đẹp - đại cảnh rộng, thoáng và cực kì giàu sắc màu (Vân Nam trong Võ Hiệp hiện lên đẹp hơn nhiều so với Hoắc Nguyên Giáp),
cận cảnh, nhất là các cảnh giao đấu, được dàn dựng kĩ lưỡng và quay cẩn
thận, mang lại cho người xem cảm giác "thật" vốn hiếm gặp trong những
phim võ hiệp lạm dụng quá nhiều CGI trong thời gian gần đây. Đặc biệt
những cảnh giao đấu trong phim dù ít nhưng đều đánh dấu những bước ngoặt
chính của cốt truyện thay vì chỉ diễn ra một cách "vô thưởng vô phạt"
để "thể hiện" trình độ của các nhân vật (và diễn viên) trong phim (điều
mà phim có sự tham gia của Chân Tử Đan rất hay gặp phải). Tất nhiên ở
đây cũng phải dành lời khen cho Chân Tử Đan, chỉ đạo võ thuật của phim,
tôi đặc biệt thích cảnh chạy đuổi trên nóc những ngồi nhà kề vách núi
Vân Nam "kiểu Bourne" do Chân Tử Đan dàn dựng, một pha rượt đuổi được
"nâng tầm" hẳn so pha rượt đuổi kiểu tương tự trong Thập nguyệt vây thành.
Việc lồng những kiến thức pháp y hiện đại vào phim võ hiệp không còn là
điều mới - Từ Khắc (ông vua sáng tạo của điện ảnh Hồng Kông) đã mở đầu
trong trào lưu này với Địch Nhân Kiệt năm ngoái, tuy nhiên những đánh giá pháp y của tay thám tử khác người Từ Bách Cửu trong Võ Hiệp
tỏ ra ấn tượng, "hiện đại" và thu hút hơn nhiều lần. Xét một cách tổng
thể, Võ Hiệp tuy không phải một bộ phim "lớn" về kinh phí, dàn diễn
viên, bối cảnh như trào lưu chung của nhiều phim võ hiệp thời gian gần
đây (Thập nguyệt vây thành, Địch Nhân Kiệt)
nhưng lại được thực hiện chu đáo và mang lại ấn tượng cho người xem hơn
nhiều lần (bất kể việc cốt truyện của phim tương đối dễ đoán, đặc biệt
khi xét phim thuộc thể loại "trinh thám võ hiệp"). Hy vọng Nhất đại tông sư của Vương Gia Vệ sắp tới cũng sẽ tiếp nối được thành công này.
Một điểm đáng trân trọng nữa ở Võ Hiệp
của Trần Khả Tân là ở việc bộ phim - đúng như cái tên của nó - đã nhắc
nhớ và tỏ sự kính trọng đặc biệt tới dòng phim võ hiệp tinh tuyền của
Hồng Kông. Vương Vũ và Huệ Anh Hồng - hai cái tên lớn của dòng phim này,
được Trần Khả Tân mời vào hai vai quan trọng của phim, tuy thời lượng
xuất hiện của họ trong phim không nhiều nhưng khi đã xuất hiện thì họ
đều trở thành điểm nhấn của bộ phim, và nhắc nhớ khán giả rằng Hồng Kông
đã từng có những diễn viên với uy lực diễn xuất lớn như vậy. Bên cạnh
là sự tương đồng đáng chú ý của Võ Hiệp với Độc thủ đại hiệp và Đao - hai tuyệt phẩm của dòng phim võ hiệp Hồng Kông, Gilles Jacob quả thực đã rất tinh tường trong việc chọn Võ Hiệp để chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm nay.
Một vài dòng về các diễn viên chính trong phim. Với Võ Hiệp,
Chân Tử Đan một lần nữa chứng tỏ rằng ở Hồng Kông hiện nay, chỉ duy
nhất có Chân là siêu sao phim võ hiệp thực sự. Tuy nhiên diễn xuất của
Chân thì vẫn chưa tiến bộ nhiều, nhất là khi so sánh với Takeshi
Kaneshiro, người đã thể hiện rất thành công vai Từ Bách Cửu - một con
người dùng vỏ bọc khoa học và quái chiêu để che dấu sự hoang mang của
một con người đang phải đứng giữa hai lựa chọn công lý/lẽ phải và nhân
văn/tình người. Thang Duy trong phim không có nhiều đất diễn (và Thang
diễn cũng chưa thực sự ấn tượng), nhưng chỉ từng ấy cũng đủ để cô chứng
tỏ rằng mấy năm bị cấm diễn không làm vẻ đẹp và nét ấn tượng của cô bị
phai nhòa.
grenouille-vert.
|
CÔ vợ của Chân Tử Đan quá đẹp