Joan of Arc (1944-1999)



Jeanne d'Arc là một nhân vật được nổi tiếng khắp thế giới và đã được các nước Mỹ, Nhật khảo cứu. Người nữ anh hùng này không phải là một huyền thoại bởi vì nguồn gốc và sự việc xảy ra được biết rõ ràng. 


1944: http://www.imdb.com/title/tt0040491/
1999: http://www.imdb.com/title/tt0151137/




Jeanne d'Arc

Vietsciences- Võ Thị Diệu Hằng          07/03/06


Jeanne d'Arc (1412-1431) Nữ anh hùng Pháp

I) Nguồn gốc câu chuyện Jeanne d'Arc
   1) Vụ kiện kết án Jeanne d'Arc:
   2) Vụ kiện vô tội hay phục quyền công dân
   3) Thư từ của Jeanne:
   4) Các chronique (biên niên):
II/ Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm (la Guerre de Cent Ans)
  - Phe Bourguignon
  - Phe Armagnac
III/ Jeanne d'arc
   1) Giai đoạn đánh giặc
   2) Giai đoạn bị bắt:
IV/ Người nữ chỉ huy quân đội:
V/ Sự trong trắng của Jeanne
VI/ Khả năng phán xét và tính khôi hài
VII/ Ý nghĩa của sứ mệnh
VII/ Đoạn kết
:


Jeanne d'Arc  đuổi quân địch ra khỏi nước Pháp  (họa sĩ  William Etty , Orléans, Musée des Beaux-Arts)
Jeanne d'Arc là một nhân vật được nổi tiếng khắp thế giới và đã được các nước Mỹ, Nhật khảo cứu. Người nữ anh hùng này không phải là một huyền thoại bởi vì nguồn gốc và sự việc xảy ra được biết rõ ràng. 
Những nguồn nói về Jeanne d'Arc: Đời công của Jeanne trải ra trong hai năm, từ năm 1429 đến 1431, ngày mà cô bị thiêu sống tại công trường Vieux Marché ở Rouen, lúc 19 tuổi.
Chúng ta biết về việc làm, vụ kiện và cái chết của cô từ 4 nguồn sau đây:

I) Nguồn gốc câu chuyện  Jeanne d'Arc

1) Vụ kiện kết án Jeanne d'Arc:


Từ tháng 2 tới tháng 5 năm 1431, Jeanne bị xử tại Rouen, trong trại giam lớn ở Bouvreuil.  Lúc đầu vụ kiện được xử trước công chúng, sau đó xử kín,  các chưởng khế ghi lại phiên tòa: ghi lại những câu hỏi của quan tòa và những câu trả lời của Jeanne d'Arc. Hiện nay những sử gia có thể đọc 3 bản gốc viết tay trong đó có chữ ký của các chưởng khế (notaire). Một trong các bản viết tay này đang cất ở thư viện của Quốc hội Paris (Assemblée Nationale).



2) Vụ kiện vô tội hay phục quyền công dân

(Le procès de nullité ou procès de réhabilitation  ) từ 1452 tới 1456, Guillaume d’Estouteville, khâm sai tòa thánh (le légat du pape) làm một cuộc điều tra để biết rõ sự thật về Jeanne. Có 115 nhân chứng: bạn thời  thơ ấu, những cô con biết rõ Jeanne ở Domrémy, những bạn cùng chiến đấu, những giáo sĩ biết cô khi cô thi hành sứ mệnh tại Poitiers năm 1429, dân chúng ở Orléans và các tỉnh đã tiếp đón cô, các chưởng khế khi thi hành vụ kiện với cô, các hội thẩm (assesseur) và các nhà tư sản Rouen đã thấy cô chết. Cuộc điều tra vô cùng kỹ lưỡng. Với những chứng nhân khác nhau, đem lại cho cuộc điều tra được rõ ràng về con người của Jeanne d'Arc. Từ vụ kiện đó mà các sử gia ngày nay có may mắn nắm giữ được 3 bản gốc viết tay có chữ ký của các chưởng khế.

3) Thư từ của Jeanne:

Như tất cả những  chỉ huy trưởng quân đội, Jeanne có một quan tuyên cáo (héraut) chuyên mang tin về phe địch. Người ta khám phá hàng chục bức thư trong số đó có 4 bức có chữ ký của Jeanne.  Những bức thư khác được cất trong các hồ sơ lưu trữ cại các quận của một số tỉnh.

4) Các chronique (biên niên):

  được các nhà viết sử ghi những thời sự đã xảy ra thời bấy giờ. Hành động của Jeanne được chứng nhận bởi nhiều quyển biên niên, bởi thư từ trao nhau giữa những nhà buôn, từ các bài viết của các nhà văn cùng thời với cô. Thí dụ  như nhà văn nữ Christine de Pisan ca tụng những chiến thắng của Jeanne.
 Từ những chứng nhân khác nhau nhưng đã đưa đến những kết luận hầu như giống nhau một cách bất ngờ. Do đó cuộc đời của Jeanne là có thật chớ không  phải là một huyền thoại.

Thành phố Orléans

II/ Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm (la Guerre de Cent Ans)

 Dưới thời Jeanne d'Arc, nước Pháp ở trong tình trạng thê thảm.
Từ năm 1338, hai nước Pháp và Anh chiến tranh với nhau trong  115 năm (1338-1453), mà người ta đặt tên là Cuộc chiến tranh trăm năm.
Thời kỳ Jeanne can thiệp là năm 1429. Chưa bao giờ nước Pháp lâm vào tình trạng   nguy kịch đến như vậy. Thời bấy giờ nước Pháp bị chia làm hai phe (camp):


Phe Bourguignon kiểm soát Paris. Công tước Bourgogne là Philippe Le Bon liên kết với nước Anh. Nước Anh tràn qua Normandie lên đến miền Bắc nước Pháp và ngay cả đất công tước Guyenne. Từ khi ký hiêp ước Troyes năm 1420, triều đại Anh quốc được quyền cai trị nước Pháp bởi vì vua Charles VI bị điên, đã  truất quyền thừa kế của con trai là vua tương lai Charles VII, và trao quyền thừa kế cho con gái Catherine de France lấy vua Anh là Henry V
Phe Armagnac  có công tước Charles d'Orléans cầm đầu, bị quân Anh bắt và bị họ cầm giữ trong 25 năm . Phe này ủng hộ thái tử Charles bị truất quyền. Lúc  bấy giờ quân Anh đã chiếm hầu hết nước Pháp . Tình trạng vô vọng.

III/ Jeanne d'arc

Cuộc đời và sứ mệnh của Jeanne d'Arc quá ngắn ngủi, cô mất lúc 19 tuổi, hoạt động chỉ vỏn vẹn có hai năm, từ tháng  hai năm 1429 đến 30 tháng 5 năm 1431. Hai năm trên có thể chia ra làm hai giai đoạn: Một năm đánh giặc và một năm bị bắt

1) Giai đoạn đánh giặc

1428: Tháng 6 năm này, quân Anh tấn công Vaucouleurs. Jeanne  và gia đình rời khỏi Domrémy và trú tại Neufchâteau. Công trường Vaucouleur kháng cự.
1429
- 12/02: Quân Pháp thua trận tại Orléans. thủ lĩnh quân sự Robert de Baudricourt cho phép Jeanne đến Chinon để gặp thái tử Charles
- 22/02 đến 4/03: Jeanne đi Chinon
- Cho tới 11/03: Jeanne gặp thái tử
- 11/03-24/03: Jeanne  đến Poitiers để chính thức hóa sứ mệnh của cô nhờ các giáo sĩ giúp.
- Cuối tháng Tư: Sau khi thành lập võ phòng, Jeanne đi Orléans.
- 8 tháng 5: Quân Anh thua trận, mở vòng vây
- 18 tháng  6: Quân Anh thua tại Patay.
-17 tháng 7: Lễ đăng quang của Charles VII tại Reims
- Từ tháng 7 tới tháng 9: Jeanne khởi sự hướng về Paris
- 10 tháng 7: Vua ra lệnh hủy bỏ tấn công Paris. Quân đội giải tán
- Tháng 11: Lấy được Saint-Pierre- Le - Moûtier  nhưng thua tại Charité sur Loire
1430
- Tháng 2 và 3: Jeanne trải qua mùa Đông ở Sully-sur-Loire.
- Tháng 3  đến tháng 5: Jeanne tiếp tục hướng về Paris

2) Giai đoạn bị bắt:

- 23 tháng 5: Jeanne bị Jean de Luxembourg, phe Bourguignon, bắt dưới thành lũy tại Compiègne.
- 11 tháng 7 tới đầu tháng 11: Jeanne bị giam trong  lâu đài Beaurevoir, nơi này cô đã định vượt ngục bằng cách nhảy từ một cái tháp. Trong lúc đó, Jean de Luxembourg bán tù nhân của ông ta cho quân Anh với giá 10 ngàn bảng Anh
- Từ tháng 11-tháng 12: Jeanne bị chuyển từ Beaurevoir qua lâu đài Bouvreuil ở Rouen.
1431:
- Tháng 1: Pierre Cauchon điều tra tại Domrémy  Vaucouleurs.
- 13/02: Bắt đầu tại tòa án
- tháng 2 đến tháng 3: ra tòa
- Cuối tháng 3: Viết 70 bản cáo trạng truy tố Jeanne
- Tháng 4: Định đầu độc
- Đầu tháng 5: Hăm dọa tra tấn
- 24 /05:  Trong nghĩa địa Saint–Ouen, Pierre Cauchon bó buộc Jeanne phải từ bỏ nam phục. Jeanne phải mặc đồ nữ giới.
- 28/05: Jeanne mặc trở lại nam phục. Chỉ nhờ cớ duy nhất này mà Jeanne bị xem như tái phạm nên bị xử tử hình.
30 tháng 05: Jeanne bị thiêu sống trên công trường Vieux-Marché  Rouen.



IV/ Người nữ chỉ huy quân đội:

Làm sao một người con gái bình thường, con  nông dân, chẳng  bao giờ rời khỏi làng, lại là một người cầm đầu quân đội và được bạn đồng chiến đấu khâm phục và kẻ thù sợ hãi?

Theo những người thân của Jeanne kể lại, cô là một người con gái bình thường, không có gì đặc biệt, trừ lòng sùng đạo cao độ đến nỗi cô bị các bạn trai cùng tuổi chế diễu. Bạn thân của Jeanne, Hauviette kể những  kỷ niệm về cô:

"Jeanne là người con gái tốt bụng, nhũn nhặn và dịu dàng, cô ấy rất ngoan đạo, đi nhà thờ và rất hỗ thẹn vì những  lời người ta chế nhạo về lòng sùng đạo của cô (...) Cô ấy cũng  chăm nom nhà cửa như mọi người con gái khác và thỉnh thoảng cũng dệt chỉ -tôi có thấy- cô ấy trông coi đàn cừu của cha cô"

Là một cô gái bên ngoài có vẻ  giản dị bình thường nhưng bên trong là một lòng kiên quyết vô bờ và một năng lực hiếm có. Từ tháng 1 năm 1429, cô  thử thuyết phục vị thủ lĩnh quân sự của công trường Vaucouleurs để cho cô đi gặp thái tử tại Chinon.  Anh bà con của Jeanne là Durand Laxart đưa cô đi và chứng kiến vị thủ lĩnh quân sự bảo ông hãy mang cô bé về trả lại cho cha cô, đồng thời ông tát cô bé hai cái.  Nhưng  Jeanne không sờn lòng, cô đã trở lại hai lần và cuối cùng đã thuyết phục được ông  thủ lĩnh này khi ông nghe cô báo tin cuộc bại trận của quân đội Pháp ngày hôm đó tại Harengs. Sự thất bại đó chỉ mới vừa xảy ra, tin tức chưa loan truyền mà Jeanne đã báo trước   làm vị thủ lĩnh quân sự sửng sốt và ông ta cho ngay một phái đoàn theo Jeanne hộ vệ cô.

Sau khi thuyết phục đuợc thái tử tại Chinon, Jeanne trở thành chỉ huy quân đội chính thức, được một võ phòng (maison militaire) với một kỵ sĩ, một quan giám quận (intendant) và một  quan tuyên cáo (héraut) chuyên việc đưa thông điệp của cô. Công tước Alençon trở thành bạn chiến đấu của cô, chóa mắt vì cách lên ngựa và sử dụng giáo (lance) của cô. Ông còn tặng cho cô một con ngựa nữa.
Sau khi gom tụ quân sĩ, cô đi chinh phạt Orléans, do thủ lĩnh quân sự Dunois bảo vệ. Sau 10 ngày, cô đã đánh bại những vị trí phía Đông của tỉnh và giải tỏa chiếc cầu trên sông Loire.  Chiến thắng này làm mở vòng vây, vì chỉ huy trưởng quân đội Anh bị tử thương.

Từ ngày 8 tháng 5 tới 18 tháng 6 Jeanne lấy lại các thành trì và các tỉnh ở bờ sông Loire.

Ngày 18 tháng 6 quân đội của Jeanne thắng trận lần đầu tiên kể từ đầu chiến tranh trăm năm. Những lần bại trận liên tiếp tại Poitiers, Crécy, Azincourt đã làm quân đội nước  Pháp nhục nhã ê chề. Bởi vậy chiến thắng Patay là sự phục thù mà cả nước mong chờ từ lâu, đã mang  lại cho quân đội và người dân Pháp lòng tin tưởng, đồng thời mở con đường đến Reims để Charles đăng quang tại đó.

Jeanne mang lại một bộ mặt mới cho chiến tranh, ở một thời kỳ mà sự bạo tàn dã man của các trận chiến đã làm mất đi nhũng đạo luật hòa bình của Chúa. Thật vậy,  sự trụy lạc, cướp bóc đầy dẫy. Những đồng đội của Jeanne nổi tiếng ăn cướp (Gilles de Rais, một trong những người đồng đội của Jeanne đã bị treo cổ vì tội hãm hiếp và ăn cướp) đối với cô, họ kính trọng đến tôn thờ, họ phải thay đổi phong tục và lời nói khi có mặt của cô.

V/ Sự trong trắng của Jeanne

Để kiếm ra tội của Jeanne, Pierre Cauchon ra lệnh cho các cô mụ khám trinh tiết của cô, tại Poitiers, tháng 3 năm 1429 và Rouen , ngày 13/01/1431. Nhưng họ thất vọng. Jeanne là một trinh nữ, cho dù cô ở chung với người hộ vệ của cô trong lúc đóng quân ngoài trời. Gobert Thibault, một kỵ binh hoàng gia chứng nhận: "Trong quân đội, cô lúc nào cũng ở bên cạnh các chiến sĩ, tôi nghe những người thân thiết với Jeanne nói rằng họ không hề có ý định ham muốn Jeanne."

VI/  Khả năng phán xét và tính khôi hài 

Khả năng phán xét của Jeanne là một dấu hiệu liên kết chặt chẽ đến con người của cô. Jeanne không phải được người ta đánh bóng và những điều người ta biết về cô cũng không  phải xa rời thực tế mà ngược lại. Tại Poitiers, khi bị các nhà tu thẩm vấn, Seguin, một nhà tu giòng dominicain, đã xúc động bởi sự rõ ràng của những câu trả lời, sự vững chắc và thành thật của cô. Ông cũng ngạc nhiên vì tính khôi hài của Jeanne: "Tôi hỏi cô ấy nói bằng giọng nào. Cô ta trả lời "Hay hơn của ông". Còn tôi, tôi nói giọng miền Limoges.. Và tôi lại hỏi tiếp rằng cô ấy có tin Chúa không, thì cô ấy trả lời: "Có, nhiều hơn ông."

Sau đó, trong lúc xử án, các quan tòa cũng gặp phải khó khăn với Jeanne. Pierre Cauchon ra lệnh điều tra sơ bộ, nhưng cũng không thể kiếm cớ chính đáng để buộc tội được cô. Bởi vậy họ phải bắt đầu vụ kiện không có lý do chính đáng. Jeanne sẽ bị xử án trên chính những  lời khai của cô. Cô không có luật sư nên phải tự bảo chữa lấy mình, và cô trả lời rất hay, lý lẽ không  bao giờ mâu thuẫn, giữ cho lúc  nào cũng thuần nhất từ đầu đến cuối. Thí dụ trong tờ hỏi cung ngày 1 tháng 3 năm 1431:

- "Cô thấy thánh Michel hiện ra dưới hình thái nào? Ông ta có trần truồng không?
- "Ông nghĩ là Chúa không có gì để mặc đồ cho ông ấy sao?"
- "Ông ấy có tóc  không?"
-"Tại sao ông lại bị cắt tóc?"
-" Ông ấy có cái cân  không?"
-"Tôi không biết. Tôi quá vui mừng khi nhìn thấy ông"

Làm thế nào để kiếm cớ để kết án cô? Người ta thử viết thành 70 điều khoản dối trá để làm cô rối loạn, nhưng cô đối thoại rành rọt mà không bị vô tròng.

Thí dụ như điều 7:

"Jeanne thỉnh thoảng mang một cây khoai mandragone trong ngực, để hy vọng sẽ được giàu có, và xác nhận rằng cây khoai này có hiệu quả". Chưởng khế ghi lại những câu trả lời của Jeanne và kết luận là "Điều khoản về cây khoai mandragone, cô ta chối hoàn toàn".

Các quan tòa mới kiếm cách chỉ cho cô phòng tra tấn để làm cô sợ, nhưng cũng  chịu thua: Jeanne tuyên bố: "Nếu như các ông buộc phải xé đứt chân tay tôi và đuổi linh hồn tôi ra khỏi xác, thì tôi cũng nói cho các ông nghe là sau này tôi sẽ luôn luôn nói là chính bằng vũ lực các ông bó buộc tôi phải trả lời theo ý các ông"

Bấy giờ chỉ còn có một luận chứng: y phục đàn ông.  Jeanne không được  nhà thờ chấp nhận là vì cô mặc y phục đàn ông, điều này cấm kỵ.

Jeanne bị ba người lính Anh canh gác, chân mang xiềng sắt và đến đem thì bị xích với một khúc gỗ to nặng. Bộ áo quần đàn ông là một sự phòng vệ.
Ngày 24/05/1431, Cauchon dàn cảnh. Jeanne ra trước tòa và buộc phải nghe theo luật nhà thờ là mặc y phục nữ, rồi bị bó buộc phải vô tờ khai là không đươc tái phạm. Nếu cô không ký, cô sẽ bị tội. Jeannehứa với Giáo hoàng là sẽ mặc đồ nữ. Trên tờ khai, cô chỉ điền dấu chữ thập vào trong  ô tròn cho dù Jeanne biết ký tên. Trong luật quân sự,  dấu hiệu đó có nghĩa là lệnh sẽ không được thi hành. Khi trở về lại nhà tù, cô mặc y phục đàn bà, nhưng đêm đến, những người canh gác đã lột hết quần áo mới của cô và để lại quần áo cũ của cô. Cauchon buộc tôi cô "tái phạm" (mặc trở lại y phục nam)  và kết án cô một cách gấp rút.

VII/ Ý nghĩa của sứ mệnh

Tại Poitiers, Jeanne kể lại thiên triệu (vocation) của cô:

Khi Jeanne chăn cừu, có một tiếng nói vọng tới cô, bảo rằng Trời thương hại người dân nước Pháp rất nhiều và bảo cô phải đến với nước Pháp. Nghe tới đó, cô bắt đầu khóc, thì giọng nói đó bảo cô đến Vaucouleurs rồi gặp người chỉ huy quân đội ở đó,  và ông  này sẽ chỉ đường cho cô gặp vua mà không trở ngại gì" . Câu chuyện này Jeanne đã kể đi kể lại nhiều lần trước  các quan tòa mà không một chút mâu thuẫn cho dù họ luôn cho cô vô bẫy. Cô từ chối không chối bỏ tiếng nói bí ẩn đó khẳng định rằng ngay dù cô có chết đi thì quân Anh cũng sẽ bị đuổi ra khỏi nước Pháp.

- "Tôi biết là tụi người Anh này dẽ giết tôi chết bởi vì chúng nghĩ là sau khi tôi chết, chúng sẽ chiếm vương quốc Pháp. Nhưng  cho dù chúng có cả trăm ngàn Godons nhiều hơn hiện nay, chúng cũng sẽ bị đuổi ra khỏi vương quốc.
Thật vậy, sau khi Jeanne mất, người Anh đưa Henry VI lên ngôi, làm lễ đăng quang tại thánh đường Paris năm 1432, nhưng cũng không liên kết được với người Pháp và không đem lại vinh quang. Năm 1435 hai phe Armagnacs  Bourguignons giải hòa với nhau. Năm 1436  người Anh bị đuổi khỏi Paris. Miền Normandie ngày trước bị cướp bóc , năm 1449 nổi dậy. Quân Anh bị bại trận tại Formigny năm 1450, và Castillon năm 1453. Họ phải nhường miền công hầu Guyenne mà họ đã chiếm từ thời  Aliénor d’Aquitaine (lấy vua Louis VII Pháp năm 1137, nhưng bị  ông này bỏ năm 1152, nên bà lấy vua tương lai Anh là Henry Plantagenet và đem của hồi môn là vùng Guyenne, Gascogne và Poitou)

Bằng chứng rõ ràng và xác thực về sứ mệnh của Jeanne là nước Pháp đã thực hiện hoàn toàn  những  lời triên tri của cô.

VII/ Đoạn kết:

Ngày 30 tháng 5 năm 1431 chấm dứt một cách ảm đạm mặc dù đáng lẽ dân Anh phải hết sức vui mừng vì kẻ thù số một của họ đã chết. Đao phủ thủ mà lúc trước tra tấn Jeanne trong tháp Rouen kể: "Khi bị ở trong lửa, cô ấy la lên 6 lần: "Jésus !" và nhất là ngay lúc hơi thở cuối cùng, cô ấy la thật to "Jésus !" la to đến nỗi mọi người tham dự buổi đó đều có thể nghe cô ấy . Hầu như tất cả mọi người đều khóc vì thương xót"

Người thợ nề sửa lâu đài nơi Jeanne bị bị tù, đã gặp cô nhiều lần lúc bị giam và bị xử cũng kể :

- "Tôi nghe maître Jean Tressart, thư ký của vua nước Anh, khi đi dự cuộc khổ hình của Jeanne về, đau khổ , rên rỉ, khóc lóc thảm thiết về việc ông ta đã thấy và nói "Tất cả chúng ta đều thiệt thòi, bởi vì chúng ta đã đốt chết một người tốt và thánh thiện" và ông ta nghĩ rằng linh hồn của cô được về với Chúa. Trong  khi cô ở trong giữa ngọn lửa, cô luôn gọi tên Chúa Jésus"
Ý nghĩa sâu xa của cuộc đời Jeanne được diễn tả trong những  phút cuối cùng của cô.

------------------------------------------

THÁNH NỮ JEANNE D'ARC, ANH THƯ NƯỚC PHÁP

... Cách đây gần 6 thế kỷ - năm 1431 - tại tòa án Giáo Hội ở Rouen, miền Bắc nước Pháp, một thanh nữ Công Giáo đã làm điên đầu các quan tòa xét xử Cô. Bằng thái độ giản dị khiêm tốn, với niềm tin tuyệt đối vào THIÊN CHÚA và Giáo Hội Ngài, Cô điềm tĩnh trả lời tất cả những vấn nạn về sứ mệnh cao cả mà THIÊN CHÚA muốn Cô phải chu toàn. Nhưng rồi cuối cùng Cô bị kết án rối đạo và tà giáo, nên bị thiêu sống.

Trên giàn hỏa thiêu, giữa đám lửa rực cháy, Cô chỉ kêu cầu danh thánh duy nhất: GIÊSU! GIÊSU! GIÊSU! .. như lời giải thích cho sức mạnh vô biên giúp Cô can đảm chấp nhận cái chết rùng rợn, khủng khiếp đối với một thanh nữ đơn sơ chất phác.

Thanh nữ ấy chính là thánh nữ Jeanne d'Arc, vị Anh Thư ca nước Pháp!

Thánh nữ Jeanne d'Arc chào đời ngày 6-1-1412 tại thị trấn Domrémy, thuộc giáo phận Saint-Dié, miền Bắc nước Pháp. Jeanne là thanh nữ đồng quê không biết đọc biết viết. Nhưng bù lại Cô có một tâm hồn trong sáng, giản dị và một niềm tin tuyệt đối vào THIÊN CHÚA cùng với lòng tha thiết mến yêu Giáo Hội Ngài.

Tại tòa án, vì chủ ý gán ghép cho Jeanne tội rối đạo và tà giáo nên quan tòa tìm mọi cách để bắt tội Cô. Dầu vậy, Jeanne vẫn không hề nao núng. Cô bình tĩnh trả lời từng câu hỏi một, với một ngôn ngữ vừa bình dị trong sáng vừa mang tính chất thần học vững chắc. Khi quan tòa hỏi:
- Cô có chắc là Cô đang sống trong tình trạng được ơn nghĩa với Chúa không?
Jeanne trả lời:
- Nếu con không có ơn Chúa, thì Chúa sẽ ban cho con. Nếu có rồi, thì Ngài sẽ gìn giữ con. Con nghĩ rằng nếu con có tội trọng thì hẳn con sẽ không nghe được Tiếng Nói của Trời Cao. Và con cầu mong cho mọi ngưi cũng nghe được Tiếng Nói này y như con vậy!

Quan tòa lại hỏi:
- Tiếng Nói Trời Cao bảo rằng Cô sẽ được lên Thiên Đàng. Phần Cô, Cô có tin chắc là Cô được cứu rỗi không?
Jeanne đáp:
- Con tin vững vàng Tiếng Trời Cao nói với con là con sẽ được cứu rỗi. Con tin vững vàng đến đ y như th là con đã đưc lên Thiên Đàng rồi vậy!

Quan tòa lại vặn hỏi:
- Nếu như thế thì Cô đâu cần phải xưng tội, bởi vì Cô tin nơi lời của Trời Cao là Cô sẽ được cứu rỗi?
Jeanne trả lời:
- Con không biết! Nhưng quý ngài nên nhớ rằng, không bao giờ chúng ta biết gột rửa lương tâm mình cho sạch đ đâu!
Quan tòa quay sang hạch hỏi Jeanne về sứ mệnh của Cô, sứ mệnh mà Jeanne không ngừng quả quyết là Cô nhận lãnh từ Trời Cao, để giải thoát nước Pháp khỏi ách thống trị của người Anh. Quan tòa hỏi:
- Tất cả những gì Cô nói và làm, Cô có sẵn sàng tuân theo phán quyết của Giáo Hội không?
Jeanne đáp:
- Mọi việc con làm đều do lệnh của Chúa và con trao phó tất cả trong tay Chúa. Con xin quả quyết với quý ngài là con không hề muốn nói hay làm điều gì trái nghịch với Đức Tin Công Giáo. Con yêu mến Giáo Hội và làm hết sức để bảo vệ Đức Tin Công Giáo. Con không phải là kẻ khiến cho Giáo Quyền phải lo lắng và ngăn cm con đi nhà thờ hoặc tham dự Thánh Lễ. Về các việc làm và sứ mệnh của con thì con xin chịu trách nhiệm trước Vua Cả Trời Cao. Chính Ngài ra lệnh cho con phải thi hành. Con cũng xin chịu trách nhiệm trưc Đức Mẹ MARIA cùng toàn thể các thánh nam nữ. Đối với con, THIÊN CHÚA và Giáo Hội Ngài là một, đâu có gì rắc rối! Còn quý ngài, sao quý ngài cứ muốn cho nó trở thành khó khăn và rắc rối như vậy?

Quan tòa nói tiếp:
- Đó là Cô nói đến Giáo Hội Thiên Quốc. Nhưng đối với Giáo Hội ở trần gian này, Cô có bằng lòng tuân phục không?
Jeanne trả lời:
- Con đến với Vua Nước Pháp theo lệnh của THIÊN CHÚA, Đức Mẹ MARIA và Các Thánh trên Trời. Đó là Giáo Hội Khải Hoàn Thiên Quốc. Con sẵn sàng tuân theo mọi chỉ thị và phán quyết của Giáo Hội này về tất cả những gì con nói và làm. Còn về việc tuân phục các phán quyết của Giáo Hội nơi trần thế, thì lúc này đây, con xin tạm miễn trả lời!

Quan tòa chuyển sang một đề tài khác:
- Cô có muốn chúng tôi tổ chức cuộc rước kiệu để cầu cho Cô được nhiều ơn lành không?
Jeanne khiêm tốn đáp:
- Con rất muốn được Giáo Hội và các tín hữu Công Giáo cầu cho con.

Quan tòa hỏi thêm một câu:
- Cô không nghĩ là Cô phải tuân phục Giáo Hội ở trần thế này, nghĩa là tuân phục Đức Thánh Cha, các Hồng Y và Giám Mục sao?
Jeanne trả lời ngay không chút do dự:
- Có chứ! Nhưng trước hết và trên hết, con phục vụ và tuân phục Chúa chúng ta!

Dù hoàn toàn vô tội, thánh nữ Jeanne d'Arc vẫn bị tòa án kết tội cách bất công và bị thiêu sống. Năm ấy, vị Anh Thư nước Pháp vừa tròn 19 xuân xanh.

Năm nay - 2012 - nhân dịp mừng kỷ niệm 600 năm sinh nhật thánh nữ Jeanne d'Arc, hôm 6-1-2012, Đức Cha Jean-Paul Mathieu, Giám Mục giáo phận Saint-Dié thuộc tỉnh Vosges, cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Giá. Tiếp theo đó có chiếu phim và cuộc thảo luận về tầm quan trọng của thánh nữ Jeanne d'Arc. Ngoài ra trong Mùa Chay 2012, tất cả các tín hữu Công Giáo trong vùng được mời gọi suy tư về những đề tài liên quan đến cuộc đời thánh nữ Jeanne d'Arc như hòa bình, lắng nghe tiếng Chúa và sự hiến thân mình.
... Bà Giuđitha lớn tiếng kêu cầu cùng THIÊN CHÚA rằng: ”Lạy THIÊN CHÚA, THIÊN CHÚA của con. Xin nhậm lời con. Thật vậy, quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả đều do Ngài thực hiện. Điều xảy ra bây giờ cũng như sắp xảy ra, Ngài đều suy tính cả .. Mọi đường lối của Ngài đều có sẵn, và phán quyết của Ngài được tiên liệu hết .. Xin cho môi miệng con biết dùng xảo ngôn hoa ngữ, đ Ngài đánh đứa nô lệ cùng với tên thủ lãnh, và đánh tên thủ lãnh cùng với đa con đòi. Xin Ngài dùng bàn tay nhi nữ mà bẻ gãy thói kiêu căng của chúng. Vì sức mạnh của Ngài không dựa vào số đông, quyền lực của Ngài chẳng ở nơi người mạnh thế. Nhưng Ngài là THIÊN CHÚA của kẻ khiêm nhu, là Đấng cứu giúp người hèn mọn, Đng đỡ nâng kẻ cô thế, Đấng bảo vệ người bị bỏ rơi, Đấng Cứu Tinh của những ai thất vọng. Vâng, vâng, lạy THIÊN CHÚA của cha con, xin lắng nghe lời con khẩn cầu” (Sách Giuđitha 9,4-12).

(MISSI, Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale, 4/5-1991, trang 152-153)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

-------------------------

Những bí ẩn về Jean D’Arc

1/4 thế kỷ sau, tại Rouen lại diễn ra một phiên tòa khác, nhằm “rửa tội” cho Jeanne, với kết luận bản án tử hình cách đây 25 năm là dựa trên những bằng chứng giả, đi đôi với lòng thù ghét cùng tính chất tàn bạo của kẻ thù.
Đã hơn 5 thế kỷ rưỡi trôi qua, nhà nữ anh hùng dân tộc Pháp Jeanne d’Arc được lịch sử cũng như nghệ thuật quốc tế dày công tô vẽ. Cuộc sống và sự nghiệp của bà là chủ đề cho nhiều tác phẩm kịch nghệ, tiểu thuyết của các tác giả lừng danh như William Shakespeare, Voltaire, Friedrich Schiller, Mark Twain. Bernard Shaw hay Bertolt. Brecht...

Nhưng cho tới ngày nay không có một tài liệu cá nhân cụ thể nào liên quan đến Jeanne còn tồn tại. Câu hỏi về người nữ tướng vẫn là một thách đố của lịch sử. Xung quanh nhân vật Jeanne d’Arce, người ta đã thêu dệt đủ mọi giả thuyết khác nhau. Bản thân tiểu sử của bà cũng có những mâu thuẫn và nhiều điều khó lý giải nổi.

Trong một văn tự có từ thế kỷ XV, hiện đang được lưu trữ ở Bảo tàng Britani tại London (Anh), viết: “Cuối cùng rồi ra người ta cũng thiêu Jeanne d’Arc hay là một người nào khác giống bà - như lời đồn đại - giữa chốn công cộng, để cho tới nay vẫn còn bảo lưu nhiều ý kiến trái ngược nhau”. Trong một tài liệu lưu trữ khác của Pháp, ông Pierre Qiuscele ngụ ở thành phố Rouen, người từng tham dự phiên tòa xử Jeanne, nhớ lại:

“Jeanne đã kịp trốn thoát và ai đó đã bị thiêu hủy vì nữ thánh”.

Thậm chí, ngày xử Jeanne d’Arc cũng khó xác định ngay từ thời đó: 30 tháng 5, 14 tháng 6 hay 6.7.1431; ngay cả ngày 10.2.1432 cũng được nhắc tới nữa. Còn đức Hồng y Sen Tibo, chủ trì thành phố Mese, ghi nhận trong nhật trình của mình: “Hôm 20.5.1436 gần làng Grande Oz Orme xuất hiện “nữ tướng Jeanne”, sau lấy nhà quý tộc Rober d’Armoaz và sinh hạ được hai người con trai.

Nhưng đấy chỉ là kẻ mạo nhận Jeanne để đánh lừa mọi người”. Còn chính trong lịch sử của thành Orléans lại ghi một điều bất ngờ:

Ngày 28.7.1439, khi Jeanne d’Armoaz đến thành phố, được công chúng nồng Tranh vẽ mô tả khí phách người anh hùng dân tộc Jeanne d'Arc trong thế kỷ XV nhiệt đón chào. Không một ai, kể cả mẹ nữ tướng - bà Izabela Rome - cùng hai người anh trai không nhận ra nữ tướng. Và tòa thị chính Orléans còn thưởng công cho quá trình bà từng phục vụ những 210 đồng quan vàng nữa. Được đoàn người ngưỡng mộ tháp tùng, bà tiến tới thành phố Ture, rồi về kinh đô Paris. Nhưng dọc đường bị bắt, đem về tra khảo và trước sự chứng kiến của giới dân biểu thủ đô Pháp, kẻ mạo danh nữ tướng đã cúi đầu nhận tội.

Sang năm sau, tại Ture lại xuất hiện một Jeanne “rởm”. Kế tiếp, lại thêm hai Jeanne nữa: một ở Anzu vào năm 1452 và một tại Lio Mane trong năm 1945. Nhân dân không muốn nhân nhượng với ý nghĩa là nữ tướng đã chết, và họ tiếp tục hư cấu các huyền thoại về người anh hùng. Cùng với các huyền thoại này là việc xuất hiện những ấn phẩm cùng sự nêu ra nhiều giả thuyết khó tin.

Vào đầu thế kỷ XIX, học giả lỗi lạc Piere Caze cho xuất bản cuốn khảo cứu dày hai tập, trong đó ông thử chứng minh là Jeanne d’Arc đã được cứu thoát khỏi dàn hỏa và sau năm 1431 sống dưới cái tên Jeanne d’Armoaz. P.Caze cũng đưa ra một giả thuyết khác: nữ tướng không phải là một cô gái thôn quê nghèo khổ và thất học, mà là đứa con ngoài giá thú của hoàng hậu Izabela Bavarska (1371-1435) với bá tước Louis Orleansky - anh trai của vua Charles VI.

Lịch sử Pháp quốc còn ghi lại: ngày 10.11.1407, hoàng hậu I.Bavarska sinh hạ một người con trai, nhưng sau ít ngày thì chết yểu. Hai tuần sau đó (24. l1.1407), Louis Orlansky chết vì đấu súng ở Paris. Các nhà sử học khác thì cho rằng hoàng hậu sinh con gái chứ không phải con trai. Có người lại nói là sinh đôi - trong đó cậu bé chết; còn cô gái vẫn sống. Để tránh khỏi lủng củng trong triều đình, cô bé được đưa đi giấu và đưa cho gia đình d’Arc ở làng Domrémy xứ Lorraine nuôi.

Còn cái chết của bá tước Orleansky “mang nhiều nghi vấn”. Giả thuyết trên cũng được nói lên trong các cuốn sách như Những chiến dịch bí mật của nữ tướng xứ Orléans phát hành tại Paris vào năm 1970 của tác giả Pierre De Sarmoaz; Jeanne công chúa với dòng máu hoàng cung (1971) của Jean Bencanl và Bí mật gấp đôi của nữ tướng Jeanne (1972) của E. Veil - Reinal cũng là tác giả của hai tập Jeanne d’Arc là ai? (1976) và Jeanne d’Arc có tồn tại thật không? (1978). Cả 3 tác giả trên đều cố trả lời cho câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Một cô gái thôn dã của thế kỷ XV, một cô bé chăn cừu lại có thể có tài năng thao lược quân sự, giỏi chính trị và rành địa lý đến thế sao? Rằng ngay sau khi tới hoàng cung, bà đã thuyết phục để vua Charles VII cho mình cầm đầu binh đội Pháp chống lại quân Anh xâm 1ược ư? “Điều bí mật lớn nhất” mà Jeanne nói tới đầu phiên tòa lịch sử nói trên, sau lại khăng khăng không chịu khai thêm, phải chăng đó là bí ẩn về xuất xứ của bà với đức vua Charl, VII? Do chính điều thiết yếu này mà nhà vua đã cho nữ tướng cầm quân chăng?

Nhà chép sử Jean Sartie mô tả cuộc gặp này như sau: “Khi tới trình diện nhà vua, nữ tướng xử sự như là một người sống lâu năm trong chốn cung đình, với lời chào: “Chúa sẽ ban cho ông cuộc sống hạnh phúc, thưa đức vua quyền thế!”. Dù rằng từ xưa tới giờ Jeanne chưa hề gặp vua, còn trong cung đình lúc ấy có nhiều người ăn mặc còn sang trọng hơn cả nhà vua nữa. Charles VII bông đùa: “Nhưng tôi có phải là đức vua đâu?!”, rồi ông chỉ một vị đại quan: “Nhà vua kia kìa!”. Jeanne liền nói: “Nhân danh chúa, thưa đức vua quyền uy, đây chính là ngài, chứ không ngoài ai khác”. Nhiều nhà chép sử khác, đồng nghiệp của Sartie, cũng đều ghi lại cái sự kiện “khó tin” này: “Sau khi nữ tướng nhận ra vua, họ kéo nhau ra một chỗ khác và tọa đàm với vẻ thân tình rất lâu”...

Và còn điều này nữa, nếu là một nông dân, tại sao tên đệm của bà lại có giới từ “d” vốn là tên đệm của những dòng họ danh giá? Cũng như trong những bức tranh vẽ Jeanne trong cuộc triển lãm “Nữ tướng xứ Orléans qua những sáng tạo nghệ thuật”, được tổ chức tại Paris hồi năm 1979, đã trưng bày hơn 50 bức chân dung vẽ bà từ thế kỷ XV-XVIII, nhưng không người họa sĩ nào vẽ bà như là một gái quê, mà tất cả đều trong những bộ phục sức quý phái? Và làm sao giải thích được điều này, rằng Jeanne sinh ra ở Lorraine, nhưng lại không biết thổ ngữ địa phương mà chỉ nói tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ bắt đầu phổ biến tại xứ này mãi hai thế kỷ sau cái chết của bà?

Trong cuốn sách khảo cứu do P.Sarmoaz viết, ghi: “Không phải Jeanne d’Arc bị thiêu ngày 30.5.1431, mà là “một nhân vật khác”. Cũng ngày hôm đó, nữ tướng đã được bí mật dẫn đi trốn khỏi Rouen và một thời gian dài sau thì lấy chồng - bá tước Rober De Armoaz - tại thành phố Arlon, gần biên giới Luxemburg, và mất năm 1449 ở Piulini, gần Nancy, được chọn trong một giáo đường với bia mộ hẳn hoi”.

Còn tác giả cuốn sách “Những công việc bí ẩn của nữ tướng xứ Orléans” đưa ra giả thuyết: “Trong thời gian quân lính Anh chuẩn bị thiêu Jeanne cùng với 2 người nữa, theo một người trong đội hành quyết, khi lửa đã được châm, viên đao phủ xé quần áo người tử tù thì rõ ràng là một phụ nữ -nhưng khuôn mặt cần thiết lại không có; mà là thi thể của một bà già, không bị xây xát gì. Còn Jeanne mới 19 tuổi, mình đầy thương tích trong những cuộc đọ gươm với quân Anh”. Cũng có một giả thuyết nữa nói lên rằng viên chủ tịch hội đồng xử án - tổng giám mục Pierre Cosone - không phải là kẻ xu nịnh quân Anh: “Ông ta là một người yêu nước, đã khôn khéo đánh lừa kẻ thù, tổ chức thành công cuộc chạy trốn cho nữ tướng trước lúc hành quyết”.

Những câu chuyện xoay quanh người nữ anh hùng trong cuộc chiến tranh Trăm năm (1337- 1435) luôn là những bí ẩn đối với các nhà sử học thế giới nói chung, cũng như Pháp quốc nói riêng. Để tưởng nhớ người phụ nữ có tài điều binh khiển tướng, dẫn đầu binh đội Pháp chống lại quân xâm lược Anh, tòa thánh Vatican vào năm 1920, đã phong tước Thánh cho Jeanne d’Arc - người nữ anh hùng bất tử của dân tộc Pháp.

-----------------------------------

VỤ ÁN NỮ ANH HÙNG JEANNE D’ARC:
Lên Án Phù Thủy Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh
Nguyễn Mạnh Quang
 08 tháng 11, 2009

Vào những năm cuối thập niên 1420, Giáo Hội La Mã liên kết với chính quyền Anh đem quân xâm lăng nước Pháp (giống như vào giữa thế kỷ 19, Giáo Hội liên kết với chính quyền Pháp đem quân tấn chiếm Việt Nam). Bà Jeanne d’Arc lúc đó mới có 17 tuổi (sinh năm 1412) chiêu mộ được một số quân lính kháng chiến chống lại liên quân Anh-Vatican. Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, bà bị quân Anh bắt được. Người Anh đã tính phóng thích bà, nhưng dưới áp lực của Giáo Hội La Mã bà bị đưa ra Tòa Án Dị Giáo rồi bị thiêu sống bà cho tới chết. Theo tài liệu biographyonline.com:
Người Anh và các ông tu sĩ Da-tô ủng hộ người Anh quyết định đưa bà ra tòa án xử về tội là phù thủy. Bằng nhiều cách việc xử án này cho thấy rằng là sự đạo diễn quỷ quyệt của Giám-mục Pierre Cauchon. Giám-mục Pierre Cauchon là người kiên quyết ủng hộ quân Anh và thù ghét mà Jeanne d’ Arc chỉ vì Bà đã trở thành biểu tượng phi thường cho việc hồi sinh niềm tự hào dân tộc của người Pháp. Bà bị tuyên án tử hình và bị xử thiêu bằng cách đem trói vào một cái cọc, rồi chụm củi và châm lửa thiêu sống cho đến chết.”  [1]
Sách Men And Nations cũng viết:
Cuối cùng Joan bị địch quân bắt được và nộp cho chính quyền Anh. Bà bị đưa ra tòa án của Giáo Hội La Mã xử tử hình về tội làm phù thủy. Sau đó người ta  trói Bà vào một cái cọc, rồi chụm củi khô và châm lửa thiêu sống cho đến chết vào năm 1431.”[2]
http://www.galenfrysinger.com/france_rouen_joan_of_arc.htm

 (Ảnh chụp nơi Nữ Anh Hùng Joan D'Arc bị thiêu sống ở cây cột, nay là khung viên của nhà thờ ở Rouen.
Thực ra, khi bắt được Bà Jeanne d’ Arc, người Anh muốn phóng thích Bà. Thế nhưng, Giáo Hội La Mã là đồng minh của quân Anh, khăng khăng đòi giữ lại và đưa bà ra tòa để xử Bà về tội mà Giáo Hội gán cho tội danh là “làm phù thủy”. Vì nể tình Giáo Hội có những tín đồ người Pháp làm nội gián cho quân Anh, cho nên người Anh mới đành trao Bà cho Giáo Hội. Vì vậy mà Bà bị xử thiêu. Sát hại bà rồi, sau đó, liên tục hết năm này qua năm khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, tính ra có tới hơn bốn trăm năm, Giáo Hội cũng như giới tu sĩ các cấp và giáo dân cuồng tín luôn luôn vu khống và nói xấu bà bằng đủ mọi thứ ngôn từ hạ cấp để biện minh cho việc sát hại bà một cách hết sức dã man như đã nói trên.
Dù cho Giáo Hội đã kết tội Bà là “con mụ phù thủy” hay “tà giáo” thì dân tộc Pháp cũng vẫn cương quyết tôn vinh Bà là nữ anh hùng dân tộc, và Bà mãi mãi vẫn được coi như một vị cứu tinh của đất nước (the savior of the country.) Hồi năm 1988, khi đến thăm Viện Bảo Tàng Wax Museum tại thành phố Victoria , đảo Victoria (thuộc tỉnh Vancouver BC, Canada), người viết thấy tượng hình của Bà Jean d’ Arc (1412-1431), tượng hình của Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) và tượng hình của Tổng Thống Charles De Gaulle (1890-1970), ở kế bên có hàng chữ “the saviors of France” (những vị cứu tinh của nước Pháp).
Thế rồi, vật đổi sao dời.
Cách Mạng Pháp 1789 đã truất bỏ hết tất cả tài sản và quyền lực của Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội mất đi cái quyền bắt đưa ra tòa dị giáo xử tội “tà giáo” hay “phù thủy” đối với những người không chịu khuất phục Giáo Hội.
Đến đầu thế kỷ thứ 20, ở Âu Châu không còn có phong kiến phản động nào nữa để cho Giáo Hội vận động thành lập liên minh thánh. Giáo hội kể như không còn quyền hành gì nữa ở Pháp cũng như ở Âu Châu. Cảm thấy không còn hy vọng đem quân tràn vào nước Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy các công trình Cách Mạng 1789, Vatican quay ra phong thánh cho Bà Jeanne d’ Arc để lấy lòng nhân dân Pháp với hy vọng sẽ được các chính quyền thực dân Pháp nể tình cho dự phần chia chác các quyền lợi tại các thuộc địa trong đó có Đông Dương. Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng bất kỳ vào thời điểm nào Giáo Hội La Mã cũng có dư thừa những thủ đoạn lưu manh và lừa bịp.
Việc phong thánh "vuốt đuôi" cho bà Jeanne d’ Arc vào năm 1920 này chỉ là một trong muôn ngàn thủ đoạn lừa bịp người đời của Giáo Hội.  Hành động ma giáo trong vở tuồng phong thánh cho bà Joan of Arc cho chúng ta thấy rõ một trong những thủ đoạn cao cường trong trò chơi tráo trở lá mặt lá trái của Giáo Hội để đánh lừa hậu thế. Tự điển The American Heritage Dictinonnary Of the English Language viết về bà như sau: “Joan of Arc, Saint. French name Jeanne d’Arc. Called “the Maid of Orléans,” “La Pucelle” (1412-1431). French heroine and military leader, condemned for witchcraft and heresy and burned at the stake; connonized 1920.
Người viết không biết người dân Pháp nghĩ như thế nào về việc Giáo Hội La Mã phong thánh cho Bà Jeanne d’Arc, và cũng không biết khi được Giáo Hội La Mã phong thánh vào năm 1920, Bà Jeanne d’ Arc có cảm thấy sung sướng và hãnh diện hay ghê tởm phải ngồi chung với những tên tội đồ khốn kiếp, phi nhân, phi luân, phi cầm, phi thú, phản dân, phản nước như 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc Việt Nam được phong thánh vào ngày 19/6/1988, và 120 tên tội đồ súc sinh chống lại dân tộc và đất nước Trung Hoa được phong thánh vào ngày1/10/2000. Có lẽ cũng vì kinh nghiệm hơn ai hết về bài bản tráo trở của Giáo Hội La Mã, ngày nay dân Pháp đã ra khỏi Giáo Hội và bỏ các nhà thờ vắng tanh.
Riêng về phía người Việt Nam, ngoại trừ những phường vong bản, chúng ta cảm thấy vô cùng hãnh diện về câu nói của ông dân Chúa Giuse Phạm Hữu Tạo: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là thánh của Đại Công Ty Rôma” (phỏng theo câu nói của Trần Bình Trọng ngày xưa: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.)
Chuyện Bà Jean d’Arc và sự tráo trở lươn lẹo của Giáo Hội được ông Dân Chúa Phan Đình Diệm (cũng là Hội Trường Học Hội Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh) nhận xét như sau:
Trong 7 chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh cáo thú (vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000), có nhiều tội danh phải kể là “vượt tội” mang cấp cộng hay cấp số nhân. Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A, muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài domino, Giáo Hội phạm tội C để bảo vệ A + B (cả hai tội A và B)… Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo “cochon”) thiêu sống Bà Thánh Gioan Đác (Joan of Arc) cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần: Giết Bà cũng là Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng là Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội Giáo Hội phạm tại các “Tòa Điều Tra Dị Giáo” là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.” [3]
Trong vụ án bà Jeanne D'Arc, Giáo Hội phạm tội đầu tiên là vu cáo cho Bà  là phù thủy và tà giáo. Tiếp đến tội thứ hai là thiêu sống Bà cho đến chết cực kỳ dã man... Hai tội này đẻ ra tội thứ ba là “từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo “cochon”) thiêu sống Bà Thánh Gioan Đác (Joan of Arc) cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần?” Chưa hết, tội thứ tư là diến trò hề đạo đức giả để lừa bịp người đời bằng việc phong thánh cho bà vào năm 1920.
Những việc làm tàn ngược, tráo trở và lật lọng trên đây cho chúng ta thấy cái tâm địa, miệng lưỡi và bộ thật của Giáo Hộ La Mã quả thật là vô cùng ghê tởm!
Việc Giáo Hội La Mã sát hại Bà Jeanne d’ Arc một cách cực kỳ dã man rồi “ăn gian nói dối, vu oan giá họa” cho bà đủ điều xấu xa để che giấu và lấp liếm những rặng núi tội ác của Giáo Hội khiến cho chúng ta nhớ đến những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã (gồm cả các con chiên người Việt) đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong đó có những hành động đánh phá và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican.
Tương tự như việc Giáo Hội và bọn con chiên cuồng tín người Pháp đối với Bà  Jeanne d’ Arc cả một thời gian dài hơn bốn trăm năm, từ mùa thu năm 1945, Tòa Thánh Vatican và bọn quạ đen cùng nhóm thiểu số con chiên cuồng tín người Việt cũng phóng ra những chiến dịch bới móc đời tư và thêm thắt xấu xa để hạ giá và sỉ nhục cụ Hồ Chí Minh chỉ vì Cụ đã thành công trong việc lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và sau đó  lại đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng  Mỹ - Vatican để lấy lại miền Nam, đem giang sơn về một mối. Do đó chúng ta chẳng lấy làm lạ về việc bọn "tôi tớ hèn mọn" của Giáo Hội Chúa là linh mục Nguyễn Hữu Lễ và cừu non Trần Quốc Bảo đã thực hiện cuốn DVD mang tên "Sự Thật Về Hồ Chí Minh" (sic), để làm các việc đê tiện và bỉ ổi theo truyền thống đó của Giáo Hội.
Bà Anna Eleanor Roosevelt, đệ nhất phu nhân thời Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt (1933 to 1945), cũng là một nhà tranh đấu cho dân quyền, đã từng nói "Great minds discuss ideas. Average minds discuss events. Small minds discuss people." Những lớp dạy về nghiên cứu, phê bình, nhất là nhân vật lịch sử, cũng dạy học sinh “xét việc làm, chứ không xét đời tư cá nhân”. Nội dung của cái DVD do linh mục Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo thực hiện hoàn toàn không đá động gì đến đại công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, việc mà cả thế giới đều nể trọng, lại toàn kể những chuyện cá nhân, bươi móc những chuyện đời tư không liên quan đến sự nghiệp của ông.
Xin kể một vài thí dụ để làm sáng tỏ vấn đề.
Chu Nguyên Chương thuở bé là đứa trẻ mồ côi, sống đời lang thang, đi ăn mày rồi gia nhập vào đảng cướp. Tất nhiên, nếu xét đời tư của ông, thì người ta có thể gọi ông là một tên ăn mày hay một thằng ăn cướp. Nhưng vì sau khi ông đã thành công trong việc lãnh đạo một lực lượng đánh đuổi giặc Nguyên, giành lại chủ quyền độc lập cho người Hán, thì dân Trung Hoa tôn ông làm vị đại anh hùng của đất nước, và lập đền để thờ ông.
Khi ông đội Trịnh Văn Cấn chưa tham gia vào kế hoạch nổi loạn chống giặc Pháp của nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến, thì người dân Việt Nam có thể xếp loại ông là một tên Việt gian phản quốc. Nhưng sau khi ông tham gia vào kế hoạch vùng dậy chiếm đồn giặc, phát động cuộc khởi nghĩa đuổi giặc để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, thì dân ta lại tôn vinh ông lên hàng anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ ông để đời đời ghi nhớ công ơn của ông đối với đất nước. Đối với nhà ái quốc Trịnh Văn Cấn mà dân ta còn tôn kính như vậy, thì lẽ tất nhiên là đối với Cụ Hồ Chí Minh, công nghiệp của Cụ đối với dân tộc có thể sánh với công nghiệp đuổi giặc Nguyên của Vua Trần Nhân Tông Và Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn, hay công nghiệp đuổi giặc Minh của Vua Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi, hay công nghiệp đuổi giặc Thanh của Vua Quang Trung và ông Ngô Thời Nhiệm.
Thực ra, việc đánh đuổi liên minh Pháp-Vatican hay Mỹ-Vatican còn gian khổ hơn vì rằng phe giặc không những đã có nhiều ưu thế về vũ khí và phương tiện chuyển vận như không quân, hải quân, thiết vận xa,... mà còn cái khó nhất là họ có được thế lực thập tự quân bản địa làm nội ứng. Chính những kẻ này cấu kết làm gián điệp, chỉ đường chỉ lối cho giặc. Trong khi đó, các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh, và quân Thanh đều được toàn dân hết lòng ủng hộ, không có một thế lực bản địa nào làm nội ứng tiếp tay cho giặc. NẾU dân tộc đã từng tôn vinh và lập đề thờ các vị anh hùng dân tộc như Vua Trần Nhân Tông, Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung, ông Ngô Thời Nhiệm, Bà Bùi Thị Xuân, cụ Nguyễn Trung Trực, ông Nguyễn Tri Phương, Cụ Hoàng Diệu, ông Đề Thám, ông Trịnh Văn Cấn, v.v..,  THÌ việc  tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh và các đồng chí kề vai sát cánh với cụ lên hàng đại anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ Cụ để đời đời nhớ ơn Cụ cũng chỉ là những việc làm bình thường sống theo nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta mà thôi.
Nực cười là linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và ông Trần Quốc Bảo và những người đồng đạo của họ đều là những người vong bản, cam tâm làm “tôi tớ hèn mọn” và chỉ biết tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, một thế lực thù địch cố cựu của dận tộc, đã từng cấu kết với Đế Quốc Pháp tấn chiếm và thống trị nước ta từ năm 1847 cho đến năm 1945 và chủ động mưu đồ tái chiếm Việt Nam, gây nên cuộc chiến 1945-1954, rồi sau đó lại cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ cưỡng chiếm miền Nam, gây nên cuộc chiến 1960-1975.
Trong lịch sử, không phải chỉ có vị nữ anh hùng dân tộc của nước Pháp là Bà Jeanne D’ Arc và Cụ Hồ Chí Minh, vị đại anh hùng của dân tộc Việt Nam, mới trở thành nạn nhân của Tòa Thánh Vatican cùng băng đảng quạ đen và bọn lâu la cừu non bản địa. Những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã đều thấy rằng tất cả những vị anh hùng dân tộc của các quốc gia bản địa dám chống lại bất kỳ thế lực xâm lăng nào có cấu kết với cái “tôn giáo ác ôn” này đều bị bộ máy tuyền truyền của Vatican chiếu cố và đều trở thành nạn nhân của chúng giống như các trường hợp của Bà Jeanne d’ Arc và Cụ Hồ Chí Minh.
Bà Jeanne D'arc chỉ là một nữ nhi, và đã bị bắt trong tay, mà Giáo Hội La Mã còn có thể đối xử tàn ác đến thiêu sống bà, rồi còn bịa đặt ra đủ mọi chuyện xấu xa để  bôi bẩn thanh danh bà cả hơn 400 năm như thế, huống gì đối với Cụ Hồ Chí Minh, người đã chiến thắng họ vẻ vang! Như vậy thì các con chiên nhận giặc Vatican làm Cha sẽ còn tiếp tục bới móc đời tư của Cụ và thêm thắt đủ điều để bôi bẩn Cụ không phải chỉ có 400 hay 500 năm nữa mà có thể kéo dài vĩnh viễn và truyền kiếp.


CHÚ THÍCH
[1] www.biographyonline.net/people/joan-of-arc.html: “The English and English supporting clergy decided to put her on trial for witchcraft. In many ways it was a show trial with the result cleverly orchestrated by Pierre Cauchon. Pierre Cauchon was a staunch supporter of the British and hated Joan of Arc for her miraculous revival of French national pride. Joan was found guilty and condemned to death by burning at the stake.”
[2] Anatole G. Mazour and John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York:  Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p.236: “Eventually Joan was captured by enemy forces and turned over to English authorities. A Church council tried her for witchcraft and convicted her; she was burn at the stake by English in 1431.”
[3] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 2 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi ngàn năm.”  Ngày 12/3/2000. Nguồn:http://www.kitohoc.com/Bai/Net066.html



Labels: ,



1 Response to "Joan of Arc (1944-1999)"

Leave A Comment:

Powered by Blogger.